Tin tức5 Tháng Tư, 20230“Gian nan tìm luật”

   Tháng trước, công ty tôi vừa nhận tư vấn thành lập doanh nghiệp cho đôi vợ chồng trẻ. Hai vợ chồng ở đầu thế hệ 9x, lập nghiệp từ nghề nhôm kính hơn 10 năm nay. Gần hai năm nung nấu ý định thành lập doanh nghiệp cộng thêm sự động viên, khích lệ từ người thân, bạn bè hai vợ chồng quyết định thành lập công ty của riêng mình.

   Sự chất phác, thật thà là ấn tượng đầu tiên khi gặp vợ chồng anh Thanh. Càng nói chuyện tôi lấy làm ngưỡng mộ ở tư duy nhạy bén, ham học hỏi và ý thức tái tạo bản thân rất mạnh mẽ. Tuy nhiên dù rất cố gắng để tìm kiếm, tham khảo những văn bản luật, anh vẫn không tìm ra được những giải pháp cho riêng mình về thành lập công ty. Thế mới nói, trên không gian mạng có hàng trăm, hàng vạn đường link về luật, giới thiệu dịch vụ thành lập công ty nhưng đọc xong … cũng không thấy sáng ra bao nhiêu, đọc xong … lại lo ngại nguồn tin có uy tín hay không? Giữa muôn trùng vạn trạng thông tin, việc chắt lọc những gì tinh túy, phù hợp với tình trạng bản thân, doanh nghiệp còn khó hơn hành trình “đi xin giấy phép”.

    Nhiều việc phải bắt tay vào chuẩn bị nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Anh Long một trong những đối tác của công ty chúng tôi đã giới thiệu cho vợ chồng anh Thanh tìm đến CoPLUS để nhận buổi tư vấn 1:1 về thành lập công ty. Buổi tư vấn dài hơn 90 phút, CEO Nguyễn Thị An Nhàn là người trực tiếp tư vấn. Vấn đề đặt ra, để buổi tư vấn có hiệu quả thì chính bản thân người được tư vấn phải nhận ra mình đã và đang khuyết thiếu vấn đề gì trong khâu thành lập doanh nghiệp. Lời khuyên cho những cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp: Trước hết, phải trang bị hành trang kiến thức pháp lý cơ bản để có thể lắng nghe, hiểu và đặt câu hỏi cho nhà tư vấn. Thứ hai là lắng nghe và thấu hiểu bản thân để xác định vấn đề. Có như vậy thì nhà tư vấn có thể hướng dẫn một cách sâu sát, đúng pháp luật & thực tế nhất đối với nhu cầu của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.

    Tránh tình trạng chìm nghỉm trong nhiều thông tin thành lập & vận hành doanh nghiệp người thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu một số văn bản quy phạm pháp luật chính điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp sau:

  1. Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020
  2. Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020
  3. Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
  4. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
  5. Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp
  6. Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
  7. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

   Vợ chồng anh Thanh là một trong số những người thành lập doanh nghiệp và đều có những nổi lo không đầu không cuối, không tên. Nếu biết cách coaching đúng vấn đề, đi đúng hướng, gặp nhà tư vấn có tâm và có tầm sẽ giải quyết được những vấn đề gặp phải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *