Việt Nam là địa điểm đầu tư lớn thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Xét về độ mở của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 20 trong 201 nền kinh tế trên toàn cầu.
Jeffrey Perlman – Giám đốc điều hành và người đứng đầu khu vực Đông Nam Á của Warburg Pincus (Công ty cổ phần tư nhân lớn của Hoa Kỳ) nhận thấy những cơ hội lớn ở Đông Nam Á và có thể nhân rộng thành công mô hình giống như ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Trả lời trên DealStreetAsia_08/10/2022 ông nói rằng “ Không phải mọi thứ đều tương quan giữa các thị trường nhưng có một cơ hội lớn ở các khoản đầu tư tại Đông Nam Á. Trong khi các cường quốc đang tập trung vào thị trường trưởng thành như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Úc thì các doanh nhân ở Đông Nam Á tập trung nhiều nhất vào những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ vì nó gần gũi; thị trường phát triển trong vòng 5-7 năm tới.
Tại khu vực này, Warburg Pincus rất quan tâm đến Việt Nam. Nhận định Việt Nam là địa điểm đầu tư lớn thứ ba châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Kể từ năm 2013, Warburg Pincus đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào các công ty ở Việt Nam.
Trong chuyến công tác đến Hà Nội gần đây, giải quyết tình trạng suy thoái toàn cầu trên các thị trường, các giám đốc điều hành đang đặt cược vào cách tiếp cận của công ty trong việc xây dựng nền tảng theo thời gian và tập trung vào tăng trưởng hơn là đầu tư theo đà.”
Tờ AGEFI số phát hành từ ngày 7-11/10/2022 trên chuyên mục ACTEURS (Các nhân tố nổi trội) đăng bài của nhà bình luận, nhà báo độc lập Guy Mettan với tựa đề “Việt Nam và những con hổ châu Á mới” (Le Vietnam et les nouveaux tigres asiatiques) có trích dẫn:
“Nhưng Việt Nam có lẽ là nước đã tận dụng tốt nhất tình hình quốc tế mới và lợi thế “Trung Quốc + 1”, để thu hút được các tập đoàn đa quốc gia và nhà đầu tư quốc tế kể từ khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trở nên căng thẳng”.
Ngoài ra, theo hãng đánh giá Fitch, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 35 thị trường châu Á về độ mở kinh tế, với số điểm 74,6/100, cao hơn hẳn mức trung bình của châu Á (46) và của thế giới (49,5). “Quốc gia này đang nổi lên như một trung tâm sản xuất ở khu vực Đông và Đông Nam Á, được hỗ trợ bởi các nỗ lực tự do hóa kinh tế do chính phủ và hội nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, thông qua các hiệp định thương mại và tư cách thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế”, ông Mettan trích báo cáo của Fitch.
Một dự báo khác được khẳng định bởi các tiên đoán mới nhất từ Phòng nghiên cứu tăng trưởng của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cũng cho rằng, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong thập niên tới.
Tương tự trên bình diện quốc tế, Việt Nam vừa kỷ niệm 45 năm ngày gia nhập Liên Hiệp quốc hồi tháng 9, đang khẳng định mình trong các cơ quan của Liên Hiệp quốc và ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền sau khi đã thành công trong vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an.