Với 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây, tiềm năng phát triển mạnh về hạ tầng của miền Trung đang được thúc đẩy bằng công tác quy hoạch và định hướng chung nhằm khắc phục những hạn chế về manh mún, thiếu kết nối trong những năm đã qua. Các cảng biển nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên Sa (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) chưa được hoạt động hết công suất tối đa, các khu công nghiệp – chế xuất đang trong tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng với chính sách thu hút, kêu gọi và hỗ trợ đầu tư tạo nên dư địa cho các dự án hạ tầng lớn.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh/thành:
So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại của Việt Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thế mạnh về phát triển cảng trung chuyển, du lịch nghỉ dưỡng – là vùng có 5 trong 9 di sản thế giới của Việt Nam.
Dịch vụ tư vấn đầu tư cung cấp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước những thông tin ban đầu về môi trường đầu tư, kinh doanh, chính sách thu hút đầu tư cũng như lĩnh vực, ngành nghề đầu tư phù hợp với từng địa bàn và các dịch vụ cụ thể trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư.
ο Các hình thức đầu tư;
ο Thủ tục đăng ký đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư;
ο Thủ tục hồ sơ đăng ký đất đai, giải phóng mặt bằng, thuê đất;
ο Thủ tục hồ sơ xây dựng;
ο Thủ tục hồ sơ môi trường;
ο Thủ tục hồ sơ thẩm định công nghệ và chuyển giao công nghệ;
ο Thủ tục hồ sơ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản.